Cách Trồng Cây Mai Rừng
Cây mai rừng, mai vàng bonsai là một thú chơi của nhiều người. Tuy nhiên, cách trồng mai rừng và chăm sóc, tạo dáng mai như thế nào để có được những chậu mai kiểng đẹp thì đòi hỏi người trồng mai phải có kỹ thuật và kinh nghiệm mới làm được.
Mai rừng nói riêng và tất cả giống mai vàng hay mai bonsai nói chung đều là lại cây cảnh dễ sống, sống mạnh và tương đối dễ trồng. Ta có thể trồng mai trên các loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi… thì mai vẫn phát triển tốt.
Tuy nhiên, mai rừng kỵ đất bị úng thuỷ, thường xuyên ngập lụt. Rễ mai dài bởi vậy nước ngập lâu dài sẽ khiến cây bị héo úa và chết dần. Trong rễ mai, rễ bàng (mọc quanh đoạn cổ rễ) có sức sống mạnh nhất. Bị chặt đứt, chúng lại mọc ra. Vì vậy, bộ rễ bàng đóng vai trò quan trọng với việc sinh trưởng và phát triển của cây mai.
Mỗi giống mai đều có một cách trồng riêng. Có giống đòi hỏi phải trồng với kỹ thuật cao mới phát triển tươi đẹp. Nhưng cũng có nhiều loại mai lại có cách trồng giản dị. Tuy nhiên, đó là cách trồng để cây mai sống và ra hoa. Còn trồng theo cách ghép cành, uốn thế, tạo dáng để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai tuyệt đẹp thì lại là một việc khác. Nó đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật, hiểu biết về loài cây này.
Điều quan trọng nhất với mai rừng kiểng là tạo dáng đẹp và việc ra hoa đúng kỳ. Cành lá quá tốt sẽ gây ra ức chế với việc trổ hoa. Cây còi cọc quá thì hoa ít, không đẹp.
Ok, sau khi đã phân tích sơ lược về loại giống cây cảnh này, tiếp theo là phần nội dung quan trọng nhất đó là hướng dẫn từ A đến Z quy trình trồng mai từ bé đến lúc trưởng thành và chỉ ra các mẹo cũng như các kỹ thuật trồng mai rừng, cách chăm sóc mai và tạo dáng mai để giúp mọi người có thể tự mình tạo ra được những sản phẩm mai cảnh tuyệt đẹp.
1. Kỹ thuật trồng mai sống tốt và gia tăng số lượng cây con
-
Lên luống và mương rãnh thoát nước: Cây mai không hợp với những vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa. Nếu trồng mai ở thế đất như trên, cần lên luống và tạo mương, rãnh thoát nước để tránh ngập úng cho vườn mai.
-
Nhân giống:
- Nhân giống hữu tính: Cách trồng mai bằng hạt. Cách trồng này có ưu điểm là số lượng mai con nhiều, không tốn kém, mất ít công sức. Tuy nhiên, cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ.
- Nhân giống vô tính: Cách trồng mai được tiến hành bằng việc chiết cành, ghép cành, hoặc giâm cành. Cách nhân giống này giúp cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ.
2. Cách chăm sóc mai hiệu quả, không tốn quá nhiều thời gian, công sức
- Tưới nước: Cây mai có thể chịu nắng hạn, nhưng cần được tưới nước thường xuyên và đủ lượng để sinh trưởng tốt. Vào mùa khô, tưới nước mỗi ngày, đảm bảo cây mai luôn đủ ẩm. Trong mùa mưa, mai trồng trong vườn có thể không cần tưới, trừ trường hợp có nhiều ngày nắng gắt kéo dài.
- Bón phân: Bón phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE hoặc NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây mai. Bón phân mỗi tháng 2-3 lần, quan sát cây ra lá để điều chỉnh lượng phân.
- Diệt cỏ dại, bắt sâu: Diệt cỏ dại để cây mai không bị cạnh tranh chất bổ của phân. Nếu phát hiện có sâu rầy, nên tiêu diệt ngay để bảo vệ cây mai.
- Trẩy (lặt) lá mai: Trẩy lá để cây mai nở hoa đúng vào dịp Tết. Cần trẩy hết lá non, lá già mà không làm gẫy ngọn cành.
3. Cách tạo dáng mai, tạo thế mai đẹp theo ý muốn
- Về gốc mai: Gốc mai là phần rất quan trọng, tạo nên vẻ đẹp của cây mai. Cách tốt nhất để có gốc mai đẹp là để tự nhiên, tạo dáng từ lúc trồng.
- Về thế mai: Tạo dáng mai dựa trên thế tự nhiên của cây mai. Cắt các nhánh lớn để tạo thế cho cây mai.
- Về tạo dáng mai lão: Tạo dáng cây mai non thành mai già với những u nầng, sần sùi bằng cách đục khoét vào thân cây hoặc sử dụng dụng cụ chuyên dụng cào trên thân cây.
Trồng và chăm sóc cây mai rừng không chỉ đơn giản là một công việc, mà còn là một niềm đam mê và nghệ thuật. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách trồng cây mai rừng và chăm sóc để có được những chậu mai kiểng tuyệt đẹp.