Bệnh Thiếu Dinh Dưỡng Trên Cây Trồng
Tình trạng thiếu dinh dưỡng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hạn chế sự phát triển của cây trồng, làm giảm năng suất, tạo ra nông sản kém chất lượng, gây thiệt hại kinh tế cho bà con nông dân. Việc tìm hiểu kỹ về các dấu hiệu, triệu chứng thiếu dinh dưỡng ở cây trồng sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện và kịp thời điều chỉnh, cung cấp bù các dưỡng chất thiếu hụt từ phân bón, giúp cây phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất và chất lượng như mong muốn. Cùng tìm hiểu các biểu hiện của việc thiếu dinh dưỡng ở cây trồng cũng như cách khắc phục tốt nhất.
NỘI DUNG
Các triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng ở cây trồng
Các chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ được chia thành ba nhóm là các nguyên tố đa lượng (đạm, lân, kali), các nguyên tố trung lượng (canxi, magie, lưu huỳnh) và các nguyên tố vi lượng (đồng, mangan, kẽm, sắt, clo,…). Sau đây là những biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở cây trồng:
Biểu hiện thiếu các chất đa lượng
- Thiếu chất đạm (N): Đạm là dưỡng chất giúp thúc đẩy sự phát triển của rễ, thân, cành, lá. Khi thiếu hụt chất đạm, cây sẽ có biểu hiện sinh trưởng kém, thân và cành còi cọc, ít đẻ nhánh, phân cành, lá thường non mỏng, màu nhạt, dễ chuyển sang màu vàng và rụng sớm. Ngoài các nguyên đến từ thành phần dinh dưỡng của đất trồng, cây trồng cũng rất dễ bị gặp phải tình trạng thiếu đạm trong giai đoạn kiến thiết cơ bản vì thời điểm này nhu cầu đạm của cây thường rất lớn.
- Thiếu chất lân (P): Thiếu lân sẽ làm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chậm lại, thời gian chín quả bị kéo dài, đồng thời làm lá cây nhanh già, dễ rụng. Thông thường, có thể nhận biết dấu hiệu thiếu lân khi cây trồng xuất hiện những chiếc lá xanh sẫm màu hơn bình thường rồi dần chuyển hẳn sang màu đỏ, tía.
- Thiếu chất kali (K): Kali đóng vai trò thúc đẩy quang hợp, chuyển hóa dinh dưỡng ở lá, giúp gia tăng khả năng hấp thụ nước và sức chống chịu trong thời tiết khắc nghiệt. Các cây trồng thiếu kali sẽ xuất hiện nhiều lá vàng. Lá sẽ chuyển màu từ phần bìa lá vào phía trong, bắt đầu xuất hiện thêm các đốm vàng, bạc, nhiều là sẽ bị chết, bị rách.
Biểu hiện thiếu các chất trung lượng
- Thiếu chất canxi (Ca): Khi cây trồng thiếu canxi sẽ dẫn tới các lá non mới nhú biến dạng, mang màu xanh sẫm không bị thường. Với các trường hợp thiếu canxi nghiêm trọng, cành non rất dễ chết, lá cây bị quăn, trái cây bị nứt.
- Thiếu chất magie (Mg): Vậy thiếu magie cây có biểu hiện gì? Thiếu magie cũng gây ra tình trạng vàng lá như khi thiếu lân. Tuy nhiên khi thiếu lân cây trồng có biểu hiện như lá cây bị vàng từ rìa vào trong còn thiếu magie thì lá cây chuyển vàng ở phần thịt giữa các gân lá, phần bìa lá vẫn sẽ có màu xanh. Khi tình trạng thiếu magie kéo dài, toàn bộ lá sẽ chuyển vàng và rụng sớm. Số lượng đậu trái ít, quả nhỏ và ít ngọt.
- Thiếu chất lưu huỳnh (S): Biểu hiện của thiếu lưu huỳnh có thể nhận biết rõ nhất khi quan sát các lá đầu cành hoặc phần ngọn cây. Trong trường hợp này, lá non mất màu xanh thông thường, chuyển sang màu vàng, trắng, lá mỏng hơn so với những cây khỏe mạnh, gân và phiến lá đều mất màu. Bìa lá bị quăn vào bên trong và dễ rách.
Biểu hiện thiếu các chất vi lượng
- Thiếu chất đồng (Cu): Các cây thiếu đồng thường xuất hiện tình trạng chảy gôm, với các cây ăn quả thì tính trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn và cũng dễ nhận biết hơn. Nếu thiếu đồng trong thời kỳ ra quả thì trên trái dễ xuất hiện các vết hoại tử.
- Thiếu chất mangan (Mn): Ở các cây trồng thiếu mangan, phần thịt lá, bìa lá chuyển sang màu vàng nhưng các gân thì vẫn giữ màu xanh đậm.
- Thiếu chất kẽm (Zn): Lá non ở các cây thiếu kẽm có phần bìa và gân màu xanh trong khi phần phiến lá giữa các gân thì chuyển vàng. Ít phân cành, rẽ nhánh và gần như các cành không phát triển, số lượng quả ít và có chất lượng kém.
- Thiếu chất sắt (Fe): Lá ở các cây trồng thiếu sắt sẽ chuyển sang màu xanh nhạt, các gân lá vẫn giữ màu đậm với phần thịt giữa các gân úa vàng. Có thể thấy rất rõ sự tách biệt màu sắc giữa các bộ phận trên lá. Nếu tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng, toàn bộ lá chuyển sang màu vàng hoặc trắng.
- Thiếu chất clo (Cl): Thiếu clo dẫn đến tình trạng chuyển màu ở lá cây. Từ phần đỉnh, lá cây héo dần, chuyển sang vàng, nâu đồng rồi chết.
- Thiếu chất bo (B): Các lá non bị biến dạng, mỏng và có màu rất nhạt, bề mặt xuất hiện các đốm màu vàng, trắng. Trên thân và cuống lá sẽ có các vết nứt, hoa thì kém phát triển và chất lượng quả suy giảm.
- Thiếu chất Molypden: Cây kém phát triển, xuất hiện các đốm vàng có kích thước lớn lá cây.
Như vậy, hầu hết các biểu hiện của tình trạng thiếu dinh dưỡng ở cây trồng đều tương đối rõ ràng, có thể quan sát bằng mắt thường. Các triệu chứng cũng dễ phân biệt, ít gây nhầm lẫn cho bà con nông dân.
Sau khi phát hiện các dấu hiệu trên, bạn cần tìm đến các phương pháp phù hợp để bổ sung các loại chất dinh dưỡng cho cây trồng, hạn chế tối đa thiệt hại và nỗ lực để tối ưu hóa năng suất, chất lượng nông sản.
Sử dụng phân bón để khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng ở cây trồng
Với các chất đa lượng như đạm, lân và kali, có thể sử dụng các loại phân bón của công ty phân bón Hà Lan bổ sung trung vi lượng để bổ sung dinh dưỡng vào đất trồng. Sau đó, cây trồng có thể tự hấp thụ các chất dinh dưỡng này và phát triển khỏe mạnh, các dấu hiệu, biểu hiện thiếu dinh dưỡng sẽ dần dần biến mất.
-
Khắc phục thiếu đạm: tăng cường lượng phân đạm và số lần bón phân cho phù hợp với tình hình cây trồng. Ngoài ra, ở khu đất của các loại cây trồng lâu năm, có thể đan xem thêm các cây họ đậu để tăng cường lượng đạm tự nhiên cho đất. Các loại phân bón phù hợp bao gồm: NPK Hà Lan 16-16-16+TE; NPK 20-20-15+TE; Humax Rong Biển…
-
Khắc phục thiếu lân: Trước hết cần sử dụng một số biện pháp cải tạo đất chua nếu độ pH vượt mức cho phép với loại cây trồng. Gia tăng lượng phân bón có hàm lượng lân cao ở từng gốc. Các loại phân bón phù hợp bao gồm: NPK 10-30-10+TE hoặc Solufert hòa tan 100% giúp cây phân hóa mầm hoa tốt, trổ bông đều, đồng loạt, tăng khả năng đậu trái…
-
Khắc phục thiếu kali: Bổ sung kali cho đất thông qua việc bón phân đồng thời tận dụng thêm các loại thực vật khác vùi vào đất để tăng chất dinh dưỡng. Các loại phân bón phù hợp bao gồm: NPK Hà Lan 17-7-21+TE; NPK Hà Lan 16-9-21+TE; NPK 12-12-18+TE hoặc NPK Humax Rong biển…
Sau thời gian canh tác dài, đất trồng trở nên khô cằn, chai cứng, làm cây khó hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy, cần bổ sung thêm phân bón hữu cơ như: Organic 1, Nutrifert 4-3-3, giúp cải tạo đất trồng, đất tơi xốp, cải tạo hệ vi sinh vật có lợi cho cây trồng phát triển, giúp cây tăng khả năng hấp thụ phân bón NPK. Có thể dùng phân hữu cơ để bón lót trước khi trồng và bón thúc xem kẽ vào các thời kỳ sinh trưởng của cây trồng.